Sự khác biệt giữa bằng cử nhân và kỹ sư là một vấn đề quan trọng đối với các thí sinh đang tìm kiếm lựa chọn trường đại học trong lĩnh vực kỹ thuật. Vậy, liệu bạn nên chọn theo chương trình cử nhân kỹ thuật hay kỹ sư? Hãy cùng tham khảo bài viết của Bao Xin Việc để giúp bạn đưa ra quyết định chính xác.
Quy định mới nhất về việc cấp bằng kỹ sư và cử nhân
Theo Luật giáo dục năm 2012 ban đầu, không có sự phân biệt giữa bằng cử nhân và bằng kỹ sư. Nói cách khác, bất kỳ trường nào đào tạo ngành kỹ sư đều cấp bằng kỹ sư.
Tuy nhiên, do thiếu sự đồng nhất trong việc quy định các khối ngành này giữa các trường, đã xảy ra tình trạng một ngành học có thể được đào tạo cả tại trường cấp bằng kỹ sư lẫn trường cấp bằng cử nhân. Điều này đã gây ra sự khó khăn và bất tiện trong việc nhận biết về bằng cấp cho người học và nhà tuyển dụng.
Nhằm khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã ban hành các quy định mới về việc cấp bằng và chứng chỉ trong Luật giáo dục năm 2018. Theo đó, quy định rõ ràng về việc cấp bằng kỹ sư và phân biệt giữa bằng cử nhân và bằng kỹ sư. Cụ thể, các trường đào tạo chuyên ngành kỹ thuật sẽ chỉ được cấp bằng kỹ sư nếu họ đáp ứng được tiêu chuẩn về số lượng tín chỉ yêu cầu, mà hiện tại là ít nhất 150 tín chỉ.
Bằng cử nhân là gì?
Bằng cử nhân là một loại học vị dành cho sinh viên đã hoàn thành chương trình đại học. Cách cấp bằng cử nhân có thể thay đổi tùy theo quy định của từng quốc gia.
Tại Việt Nam, bằng cử nhân được trao cho sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các chuyên ngành như Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa học máy tính, Công nghệ, Truyền thông, Ngôn ngữ, Điều dưỡng, Hóa sinh, Kinh tế, Luật và nhiều chuyên ngành khác. Thời gian đào tạo thường kéo dài khoảng 4 năm, nhưng có thể kéo dài hoặc ngắn hơn tùy theo chương trình học cụ thể.
Trong quá trình học, sinh viên sẽ tiếp xúc với kiến thức được trình bày trên lớp, thực hành, và thực hiện các khóa thực tập để đảm bảo đạt được yêu cầu tốt nghiệp.
Hiện nay, bằng cử nhân được chia thành 3 loại:
– Bằng BA (Bachelor of Art): Bằng BA được cấp cho các sinh viên sẽ học tập trung vào các môn học liên quan đến các lĩnh vực như nhân văn, văn học, khoa học xã hội, kinh tế, truyền thông và ngoại ngữ.
– Bằng BS (Bachelor of Science): Được cấp cho những sinh viên đang theo chương trình đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu. Chẳng hạn như khoa học máy tính, công nghệ, toán học, điều dưỡng, hóa sinh,…
– Bằng BFA (Bachelor of Fine Arts): Đối với bằng BFA sẽ được cấp cho những sinh viên có đang học các chuyên ngành thiên hướng nghệ thuật như hát, nhảy, diễn xuất, điêu khắc,…
Bằng kỹ sư là gì?
Kỹ sư là học vị dành cho người đã tốt nghiệp trường đại học liên quan tới chuyên ngành kỹ thuật như cơ khí, xây dựng, điện tử, hàng hải, môi trường, nông nghiệp,… Và sinh viên sẽ được cấp bằng kyx sư khi hoàn thành đủ chương trình đào tạo.
Điều kiện để được cấp bằng kỹ sư:
- Sinh viên cần đi thực tập tại các đơn vị trước khi làm đồ án. Và đồ án cần phải có nội dung phản ánh kết quả ứng dụng những kiến thức đã học tại trường và được hội đồng thông qua.
- Hoàn thành hết toàn bộ các chương trình đào tạo từ 150 tín trở lên và làm đồ án tốt nghiệp. Nếu sinh viên học dưới 130 tín thì sẽ chỉ được cấp bằng cử nhân.
Xem thêm bài viết:
Bằng cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào?
Nếu đã hiểu rõ về khái niệm về Bằng Cử Nhân Và Kỹ Sư, vậy giữa 2 loại bằng này có sự khác nhau như thế nào?
Về chương trình đào tạo
Sự khác biệt đầu tiên giữa bằng cử nhân và bằng kỹ sư nằm ở chương trình học. Thông thường, các ngành đào tạo cử nhân tập trung vào mảng nghiên cứu, trong khi chương trình đào tạo kỹ sư đặt nặng vào các vấn đề kỹ thuật và ứng dụng thực tế.
Xem thêm bài viết:
Thời gian đào tạo
Thông thường, thời gian đào tạo bằng cử nhân và kỹ sư sẽ có sự khác biệt. Ở một số ngành chuyên đào tạo kỹ sư sẽ có thời gian dài hơn bằng cử nhân. Tuy nhiên hiện nay, do có sự không thống nhất giữa các trường đào tạo, chính vì vậy mà cùng một ngành nhưng có trường lại cấp bằng kỹ sư, có trường cấp bằng cử nhân.
Ví dụ: Ngành khoa học máy tính tại trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TPHCM) là chương trình đào tạo cử nhân khoa học máy tính và cấp bằng cử nhân, nhưng ở trường Đại học Bách khoa (ĐHQG TPHCM). Một số ngành khác cũng có trường hợp tương tự.
Mặc dù có sự khác nhau về tính chất nghề nghiệp và thời gian đào tạo. Tuy nhiên, mỗi bằng đều có một giá trị riêng biệt và hoàn toàn không có cở sở nào để đánh giá mức độ giá trị của ngành nào cao hơn ngành nào. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tìm được việc làm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, khả năng và nguyện vọng của bản thân chứ không chỉ đơn giản là dựa vào bằng cấp.
Điều này cũng tương tự đối với việc học tập ở nước ngoài. Việc học tập khối ngành kỹ thuật ở nước ngoài, học viên có thể nhận được bằng cử nhân hoặc kỹ sư tuỳ theo quy định của trường. Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về những quy định cũng như chương trình đào tạo của trường, từ đó lựa chọn phù hợp với mong muốn của bản thân.
Cơ hội việc làm
Theo các đánh giá chuyên môn, sinh viên tốt nghiệp với bằng kỹ sư thường có trình độ cao hơn một bậc so với bằng cử nhân kỹ thuật. Sự khác biệt về mức lương cũng thường xuyên xuất hiện giữa hai loại bằng này. Vì vậy, nếu bạn có bằng kỹ sư, bạn sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn.
Tóm lại, chúng ta đã hiểu được sự khác biệt giữa cử nhân và kỹ sư. Khi có nhu cầu theo học chương trình đào tạo kỹ sư hoặc cử nhân, bạn có thể xem xét và lựa chọn dựa trên mục tiêu và sở thích cá nhân.