Hiện nay, tại Việt Nam nhu cầu nhân lực về ngành y dược rất lớn. Đây chính là cơ hội cho những sinh viên đang theo học ngành nghề này. Chứng chỉ ngành y dược là một ngành nghề trong hệ thống y tế nước ta và ngành không thể thiếu trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Do đóng vai trò quan trọng nên việc làm trong ngành này cũng rất đa dạng. Để hiểu thêm thông tin các bạn cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây của Bao Xin Việc chia sẻ nhé!
Giới thiệu chung về Chứng chỉ Y dược
Chứng chỉ y dược là một văn bằng chứng minh rằng người sở hữu đã được đào tạo và đạt đủ tiêu chuẩn để thực hành một công việc cụ thể trong lĩnh vực y dược. Chứng chỉ này thường được cấp bởi các tổ chức giáo dục hoặc các cơ quan chuyên ngành sau khi người học hoàn thành một khóa học hoặc một chương trình đào tạo chuyên sâu.
Chứng chỉ y dược có thể bao gồm các lĩnh vực như y học nội trú, y học ngoại trú, nha khoa, dược học, y học hạt nhân, y học phục hồi và nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác. Mỗi chứng chỉ sẽ yêu cầu một khối lượng kiến thức và kỹ năng thực hành cụ thể, đòi hỏi người học phải nghiêm túc và tập trung trong quá trình đào tạo.
Tầm quan trọng của việc sở hữu chứng chỉ y dược
- Cơ hội nghề nghiệp: Chứng chỉ y dược có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp của bạn, giúp bạn tiếp cận được với những vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn cao hơn.
- Xác nhận năng lực chuyên môn: Chứng chỉ y dược xác nhận rằng bạn đã đạt được một mức độ chuyên môn nhất định trong lĩnh vực của mình, tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng hoặc bệnh nhân.
- Học hỏi kiến thức và kỹ năng mới: Quá trình đào tạo để nhận chứng chỉ giúp bạn mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ năng, giúp bạn luôn cập nhật với những thông tin mới nhất trong lĩnh vực của mình.
Các điều kiện để được cấp Chứng chỉ Y dược
Yêu cầu về khóa học hoặc kiến thức cần có
Theo Điều 13 Luật Dược 2016 quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
- Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (Bằng dược sĩ)
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược
- Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y
- Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền
- Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược
- Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc hoặc công tác
Tại khoản 2 Điều 13 của Luật Dược 2016 có quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:
- Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;
- Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ;
- Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Yêu cầu về đáp ứng sức khỏe
Tại Khoản 3 Điều 13 của Luật Dược 2016 có quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược, cụ thể là quy định về sức khỏe hành nghề dược như sau:
- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Sinh viên y dược học những gì?
Tại các trường đào tạo ngành dược, ngoài kiến thức cốt lõi về khoa học cơ bản và dược học cơ sở. Sinh viên ngành dược sẽ được đào tạo về khoa học công nghệ y dược như sinh học phân tử, công nghệ nano, tin sinh học,… để tiếp cận và tham gia sáng tạo ở trong lĩnh vực khoa học công nghệ y dược. Cũng như hiểu biết đầy đủ quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể, những phản ứng bất lợi của thuốc, tương tác qua lại giữa các loại thuốc,…
Bên cạnh đó, sinh viên để có được chứng chỉ ngành y dược còn được cung cấp đủ kiến thức về các bệnh gây ra do thuốc, chăm sóc dược lâm sàng, điều trị học và những chế độ dinh dưỡng trong điều trị,…
Những đối tượng nào cần phải có Chứng chỉ Y Dược
Theo quy định tại Điều 11 của Luật Dược 2016, các vị trí công việc sau đây yêu cầu phải có Chứng chỉ hành nghề dược:
- Người đứng đầu về mặt chuyên môn trong lĩnh vực dược tại các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm.
- Người đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất thuốc và nguyên liệu để chế biến thuốc.
- Người chịu trách nhiệm về việc quản lý công việc dược lâm sàng tại các cơ sở y tế và bệnh viện.
Xem thêm bài viết:
Không được cấp Chứng chỉ Y dược cho những trường hợp nào?
Tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 13 của Luật Dược 2016 có quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược quy định những trường hợp dưới đây không được cấp Chứng chỉ Y dược:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án
- Trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án
- Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp Chứng chỉ Y dược
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược (Mẫu số 1a/ĐĐN-CC), thông tư
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương hoặc Thủ trưởng cơ quan nơi đang công tác
- Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn
- Giấy xác nhận về thời gian thực hành cơ sở Dược hợp pháp do người đứng đầu cơ sở đó cấp theo mẫu do Bộ Y tế quy định
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu Căn cước công dân.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền (Bệnh viện đa khoa từ tuyến huyện trở lên) cấp trong thời hạn 12 tháng
- 02 ảnh chân dung kích thước 4cm x 6cm.
Xem thêm bài viết:
Học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Các công việc làm cụ thể sau khi có Chứng chỉ Y dược
Sau khi tốt nghiệp, tùy vào nguyện vọng và năng lực cá nhân mà bạn có thể đảm nhận ở nhiều vị trí khác nhau như:
- Dược sĩ: Bạn có thể làm việc tại các hiệu thuốc, bệnh viện, phòng khám hoặc các trung tâm y tế cộng đồng. Công việc chính là tư vấn cho bệnh nhân về cách sử dụng thuốc, theo dõi và quản lý tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
- Nhân viên quản lý chất lượng thuốc: Làm việc tại các công ty dược phẩm để đảm bảo rằng các sản phẩm thuốc được sản xuất và lưu hành đúng tiêu chuẩn.
- Nghiên cứu viên: Tham gia vào các dự án nghiên cứu về thuốc mới, thử nghiệm lâm sàng và phát triển thuốc trong các tổ chức nghiên cứu hoặc công ty dược phẩm.
- Nhân viên kỹ thuật dược: Hỗ trợ cho dược sỹ trong việc chuẩn bị và phân phối thuốc, cũng như thực hiện các nhiệm vụ quản lý thuốc và bảo quản trong phòng thí nghiệm hoặc bệnh viện.
- Chuyên viên thông tin y dược: Cung cấp thông tin chính xác, cập nhật về thuốc và điều trị cho các bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân. Điều này có thể bao gồm việc viết bài đánh giá về thuốc mới, cập nhật hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc giảng dạy cho sinh viên và chuyên viên y tế.
- Giáo viên dạy dược: Dạy các khóa học liên quan đến dược học và y dược tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các tổ chức giáo dục khác.
Trên đây là những thông tin về chứng chỉ ngành y dược dành cho thí sinh yêu thích, mong muốn lựa chọn, theo đuổi ngành học này. Nếu bạn có thắc mắc hay muốn được tư vấn hãy liên hệ với Bao Xin Việc để được giải đáp nhanh chóng.